BT GROUP – Market update 01.06.2020: Market “lờ tảng” mọi tin tức hỗ trợ đồng bạc xanh khi bước qua tháng Sáu

Trong loạt bài viết về update thị trường gần đây tôi thường luôn nhắc đến một hiện tượng trên currency market đó là đồng USD suy yếu. Điểm đáng chú ý là trader/investors hiện tại, họ giường như “cố tình” bỏ qua hầu hết các tin tức cơ bản hỗ trợ của đồng bạc xanh. Nổi bật nhất trong số đó có thể kể tới là sự kiện leo thang căng thẳng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh câu chuyện về Hồng Kông. Lẽ thông thường và cũng là bài học được rút ra từ suốt quãng gần 3 năm dài của thương chiến U.S – China, ấy là cứ mỗi khi mối quan hệ này trở lạnh thì trái phiếu chính phủ Mỹ lập tức lại đóng vai trò là bức tường thành trú ẩn cho smart $ chạy vào. Quá trình này làm cho đồng USD mạnh lên. Nhưng hiện tại thì khác, bất kể việc Ông Tập thông qua dự luật an ninh hay cũng bất chấp luôn cả phản ứng của ông Trump về việc tăng cường áp dụng các biện pháp trừng phạt, market vẫn ngó lơ và đồng USD tiếp tục suy yếu.

Ở chiều ngược lại, the hotest stories mà market dành hết sự quan tâm ấy là tiến trình phát triển vaccine phòng/trị Covid-19 cùng với sự tái mở cửa nền kinh tế từ khắp Âu sang Mỹ. Bất chấp một thực tế và các dự báo rất xấu về tỉ lệ tăng trưởng GDP 2020, tâm lý hiện tại vẫn hoàn toàn chỉ là một risk appetite sentiment. Vậy đâu là nguyên nhân cho những vận động tương đối khó hiểu này?

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

Tôi đã scan hết 4 bộ phận chính cấu thành của financial market bao gồm có Bond, Equity, Currency và Commodity thì câu trả lời cũng lờ mờ hiện lên. Đó là hiện tượng Bottoming trong Commodity market, tức là thị trường hàng hóa đang tạo đáy. Chart #1 dưới đây là một overlaychart của chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (DXY) cùng với chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, hay gọi tắt là chỉ số CRB – cây thước đo cho thị trường hàng hóa (lằn ranh màu cam). Có thể thấy sau 12 năm giảm giá tính từ tháng 06/2008 cho đến hiện tại, CRB đang được trade tại vùng giá thấp nhất 20 năm qua và nếu như lý thuyết về chu kỳ 10 năm của thị trường tồn tại thì khả năng cao thế hệ trader sinh sau năm 2000 sẽ trưởng thành trong một xu hướng up-trend của thị trường hàng hóa. Tiên đoán này có trở thành hiện thực hay không thì tương lai trả lời, nhưng nếu phải nhìn qua chỉ số DXY (hình nến) trong biểu đồ nói trên thì xác xuất trở thành thực của nó khá cao. DXY monthy hiện tại là một M formation với Long wick candlestick tại second leg của pattern. Nếu mẫu hình này đúng thì đồng bạc xanh sẽ còn xuống sâu.

Chart #1: https://www.tradingview.com/x/MfARWEfF/

Chart #1: DXY tạo M formation dự báo thị trường hàng hóa Bottoming

 

Điều này có nghĩa gì trên phương diện fundamentals? Câu trả lời rất dễ với hầu hết các kinh tế gia đó là lạm phát trở lại. Bởi vì định nghĩa nguyên thủy của lạm phát chính là “đồng tiền mất giá”.

Và điều này là hoàn toàn hợp logic nếu ta nhìn lại suốt hơn một thập kỷ qua, thế giới hay cụ thể hơn chính là các ngân hàng trung ương của hầu hết mọi các quốc gia từ Á sang Âu đã tung ra không biết bao nhiêu là bao nhiêu các gói hỗ trợ tài chính (QEs) bên cạnh những mức lãi suất siêu thấp để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng 2008. Và mới đây nhất phải kể tới là các gói hỗ trợ vô tiền khoáng hậu của the Fed tới 2000 tỉ USD; của ECB hơn 800 tỷ; của BOJ hơn 1000,… để đối phó với Covid-19. Cho nên khi mà những lượng tiền “rẻ” này nó “ngấm” vào nền kinh tế thì lạm phát hoàn toàn có “cơ sở” để bùng lên, đồng thời cũng là mở ra một chu kỳ mới của thị trường hàng hóa (xem thêm các chart #2; #3; #4 bên dưới).

Chart #2: https://www.tradingview.com/x/HqRaaQmO/

Chart #2: Dấu hiệu bottoming trong các món hàng là năng lượng

 

Chart #3: https://www.tradingview.com/x/BvZYnWYm/

Chart #3: Dấu hiệu bottoming của hàng hóa là các kim khoáng quặng cơ bản

 

Chart #4: https://www.tradingview.com/x/mFkFZFH4/

Chart #4: Dấu hiệu bottoming của hàng hóa là nông sản

 

Từ đó, theo quan điểm cá nhân, cái hướng trade chủ đạo (long term) từ nay về sau nên thiên về hướng suy yếu của đồng USD cùng với hướng lên trong thị trường hàng hóa; trong bối cảnh đó tiền hàng hóa (AUD, CAD, NZD) đương nhiên cũng sẽ được hỗ trợ. Nhưng ở đây, cần một chút lưu ý. Đó là những thứ mà ta nói tới nãy giờ là trong timeframe rất dài – một monthy chart, thành ra sẽ là không hợp lý nếu ta đem kịch bản này áp dụng cho short-term hay intraday trading nhưng sẽ là rất giá trị khi ta cần giữ lệnh dài ngày for big profit expectation./.

Happy and safe trading!

__BT GROUP__

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?