Đánh giá toàn diện về khả năng suy thoái kinh tế Mỹ vào năm sau

Bloomberg Economics đã tạo ra một mô hình để xác định tỷ lệ suy thoái kinh tế của Mỹ. Và tại thời điểm này, mô hình đó chỉ ra khả năng suy thoái kinh tế của Mỹ trong năm sau chỉ ở mức 26%, giảm nhẹ so với mức 27% ở đầu tháng Mười. Có nhiều lý do để các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ nền kinh tế nhưng vẫn chưa đến lúc phải hoảng sợ.

1.​

Mô hình xác suất suy thoái được phát triển bởi các nhà kinh tế của Bloomberg gồm: Eliza Winger, Yelena Shulyatyeva và Andrew Husby; họ kết hợp một loạt dữ liệu bao trùm các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính và các công cụ đo lường các áp lực tiềm ẩn lên nền kinh tế. Mức giảm 1% trong xác suất suy thoái phản ánh sự nới lỏng các điều kiện thị trường tài chính mà Fed đã áp dụng thời gian gần đây.

2.
Khả năng Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là khá thấp – Rủi ro vẫn được giữ ổn định

Sự chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 3 tháng bị đảo ngược trong tháng 9 trước khi trở lại bình thường trong tháng 10. Sự đảo ngược đường cong lợi suất được cho là tín hiệu cảnh báo sớm cho suy thoái kinh tế khi nó đã xuất hiện trước 7 cuộc suy thoái kinh tế gần đây.

3.
Đường cong lợi suất trở lại bình thường, tăng trưởng tiền lương ổn định

Nhìn sâu hơn, tiền lương điều chỉnh theo lạm phát tiếp tục tăng ổn định, mặc dù tốc độ có giảm bớt. Còn trước cuộc suy thoái 2007-2009, tăng trưởng tiền lương thực tế đã giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu lao động giảm và lạm phát tăng đã hạn chế đáng kể sức mua của người tiêu dùng.

Nhìn vào tỷ suất lợi nhuận của các công ty, có một chút lo lắng vì nó đang trên đà giảm. Khi lợi nhuận giảm, các công ty sẽ tìm cách cắt giảm chi phí. Điều đó có thể dẫn đến sự sụt giảm trong việc tuyển dụng hoặc thậm chí là sa thải, từ đó làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng (lĩnh vực hiện đang là động lực chính cho tăng trưởng). Tuy nhiên, tất cả các chỉ dẫn hiện tại cho thấy người tiêu dùng vẫn tương đối tự tin.

Dự báo thời về điểm bắt đầu suy thoái là công việc cực kỳ khó khăn, nhưng khi nó đã gần kề thì các dấu hiệu sẽ trở nên rõ ràng hơn. Biểu đồ nhiệt bên dưới thể hiện những khả năng suy thoái tài các thời điểm khác nhau.

4.
Biểu đồ nhiệt về khả năng suy thoái kinh tế

“Hỏa lực” của Ngân hàng Trung ương

Trong các cuộc suy thoái, các NHTW thường giảm chi phí vay để kích thích kinh tế. Đây được xem là ‘hỏa lực’ của họ để chống lại suy thoái. Tuy nhiên với mức lãi suất 1.5-1.75% hiện tại thì Fed không còn nhiều khoảng trống để tiếp tục hạ lãi suất khi cần. Điều này gây ra một số khó khăn nhất định.

Trong quá khứ, trước một cộc suy thoái lớn, lãi suất thường ở mức 5%, và mức lãi suất hiện tại của Usd là khá thấp.

5.
Lãi suất Usd trước các cuộc suy thoái

Nhiều người định nghĩa về suy thoái kinh tế đó là hai quý liên tiếp tăng trưởng âm. Tuy nhiên, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ có cách tiếp cận toàn diện hơn, họ xác định suy thoái là một sự suy giảm đáng kể trong hoạt động trên toàn nền kinh tế, kéo dài trong vài tháng, đi kèm với một cuộc khủng hoảng tài chính. Nhìn lại quá khứ, cuộc suy thoái mới nhất được đánh giá là có mức độ trầm trọng hơn những cuộc suy thoái trước đó.

6.
Cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất có mức suy giảm GDP sâu và lâu hơn các lần trước

7.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao và lâu có sự hồi phục hơn

Tổng kết:
Với các dữ liệu kinh tế vẫn đang tích cực thời gian gần đây và xác xuất dự báo suy thoái chỉ ở mức thấp như thế này thì không cần phải quá lo ngại về cuộc khủng hoảng sắp tới, hoặc chí ít là vào năm sau.

1
Bạn cần hỗ trợ?