BT GROUP – Market update 12.06.2020: Trở về với thực tại của nền kinh tế sau khủng hoảng Covid-19

Trong bài viết ngày hôm qua tôi có nói đến sự kiện khả năng đồng USD có thể lên lại khi một loạt các cặp tiền chính (major pairs) như AUDUSD, USDCAD, EURUSD,… xuất hiện hiện tượng bẫy thanh khoản kỹ thuật (trap for liquidity) thì hôm nay sự kiện đó đã trở thành hiện thực.

Sự kiện thuần  kỹ thuật (TA) ngày hôm qua bỗng chốc biến thành cơ bản (FA) khi phiên trading ngày qua đã biến đồng bạc xanh trở thành đồng tiền mạnh nhất trên currency market bất chấp bối cảnh the Fed mạnh tay lới lỏng. Sự kiện này chính là xác nhận cho nhận định risk có thể quay trở lại ở trong bài viết ngày 09.06.2020 và đây cũng là nguyên nhân cơ bản giải thích cho diễn biến đảo chiều đột ngột của đồng USD.

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

Nền kinh tế thế giới hiện tại là một con thú bị thương sau đại dịch, thế nhưng market suốt gần ba tháng qua nó “ngó lơ” cái thực tại này để đẩy chứng khoán toàn cầu tăng điểm lấy lại gần như hầu hết số điểm đã mất khi khủng hoảng Covid-19 bùng lên trước đó. Và phiên họp FOMC của FED đêm thứ Tư như một liều thuốc đắng nhắc người ta trở về với thực tại, bằng việc khảng định lãi suất sẽ không tăng đến hết cuối 2022, the FED giường như gián tiếp nhắc nhở market rằng nền kinh tế sẽ còn rất nhiều khó khăn trong vòng ít nhất là một năm rưỡi nữa. Chính điều này là nguyên nhân kích hoạt cho làn sóng bán tháo diện rộng trên equity từ khắp á sang âu ngày qua đem cái risk trở lại cuộc chơi và cũng chính cái risk này làm cho dòng tiền ồ ạt chạy vào bức tường thành trú ẩn U.S Bond làm cho USD mạnh lên.

 

 

Trading nó có cái hay của nó là vậy đó. Suốt gần 3 tháng qua, khi dịch bệnh bùng phát đỉnh điểm nhất thì người ta lại “kỳ vọng” tin vào một tương lai tươi sáng khi nền kinh tế mở cửa trở lại và triển vọng Vaccin phòng/trị Covid sẽ có sớm hơn dự định để đẩy chứng khoán toàn cầu đi lên. Nhưng chỉ một phiên họp của the FED, cái tâm tình người chơi lại xoay chiều 180 độ để thi nhau bán đổ bán tháo.

Và nếu như ai từng có kinh nghiệm trade đủ lâu thì sẽ thấy ra một sự thật là cái diễn biến giá trên thị trường dường như chẳng khi nào ăn khớp với số liệu, tin tức trong nền kinh tế cả. Trong hầu hết thời gian mà Giá chạy trên thị trường nó chỉ phụ thuộc vào một thứ duy nhất – đó là cái “tâm tình”, cái cảm nhận của người investor/trader mà thôi.

Thí dụ mới đây nhất không xa lạ gì mà chính là phiên họp FOMC đấy. Nếu Giá mà chạy hợp logic với tin tức FOMC này thì người ta phải hân hoan mua Chứng khi thấy FED mạnh tay lới lỏng chứ đúng không? Và nếu FED mạnh tay bơm tiền thì USD sẽ phải sập đúng không? Nhưng thực tế thì sao? Thay vì nhìn vào mặt tích cực đó, market lại tập trung vào khía cạnh tiêu cực của một nền kinh tế suy yếu sau Covid hiện tại để rồi Chứng thì sập, USD thì lên!

Đó chỉ là một trường hợp trong vô vàn các tình huống tương tự khác. Cho nên là trading thành công thường không đi cùng với các phân tích gia kinh tế giỏi. Phân tích gia càng giỏi thì lại càng thường hay bảo thủ quan điểm của mình để rồi xa rời với thực tế diễn biến giá cả trên thị trường. Sẽ là tuyệt vời hơn khi phân tích gia đó hiểu được khía cạnh “tâm lý” hay chính là market sentiment cùng với việc đọc hiểu ngôn ngữ của thị trường.

Ở đây, cần một chút lưu ý là tôi không có ý phê phán các nhà phân tích kinh tế hay là các trader tôn thờ trường phái phân tích cơ bản. Nhưng nhìn cái cách họ – những chuyên gia gán mác CFA, CMT này phân tích tôi tự hỏi không biết liệu họ có thật sự trade được hiệu quả dựa trên cái phân tích ấy hay không nữa…

Trở lại với câu chuyện thị trường thì hôm nay là thứ Sáu và tôi đang kỳ vọng về một hiện tượng được gọi follow through sẽ có trong ngày hôm nay. Phiên thứ Tư là đánh dấu khả năng đảo chiều, phiên hôm qua là chuyển từ đảo chiều kỹ thuật (trap for liquidity) sang cơ bản. Thế nhưng One day doesn’t make a trade, cho nên là chúng ta sẽ cần có follow through, tức thêm một ngày đi lên của USD hay một ngày tiếp tục đi xuống của Chứng để xác nhận cho một xu hướng mới đã chính thức thành hình.

 

 

Và với cái risk aversion đang chi phối trong thị trường hiện tại, chiến lược mua bán ngày hôm nay tiếp tục là canh bán các chỉ số chứng khoán, Dầu, các đồng tiền hàng hóa (AUD, CAD, NZD); song song đó là canh mua vào các lớp tài sản trú ẩn như USD và JPY.

 

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

Happy and safe trading!

__BT GROUP__

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?