Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse đã nắm quyền kiểm soát liên doanh chứng khoán Trung Quốc, trở thành ngân hàng nước ngoài mới nhất tận dụng lợi thế khi nước này mở rộng ngành dịch vụ tài chính.
Vào hôm 1/6, Credit Suisse – một ngân hàng Thụy Sĩ đã thông báo rằng họ đã nâng mức cổ phần sở hữu tại Credit Suisse Founder Securities (CSFS) từ 33,3% lên 51% sau khi Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) chấp thuận cấp cho ngân hàng này quyết định để trở thành cổ đông lớn nhất vào hồi tháng 4.
Sau quyết định trên, Credit Suisse hứa sẽ tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc và chỉ định Janice Hu làm nữ chủ tịch của CSFS để giúp thúc đẩy cơ chế chiến lược trên bờ của Trung Quốc và các kế hoạch kinh doanh trong tương lai của CSFS.
Bà Hu hiện là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Credit Suisse tại Trung Quốc và là thành viên hội đồng quản trị của CSFS. Bà đã gắn bó với Credit Suisse trong gần hai thập kỷ qua.
Sau khi mở các cuộc vận động hành lang mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng giới hạn sở hữu nước ngoài lên 51% vào tháng 4/2018. Phán quyết này cho phép các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh hiệu quả hơn và tích hợp kinh doanh đại lục với các hoạt động toàn cầu của họ.
Các phê duyệt đã tuân theo Văn phòng Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước thông báo vào tháng 7 năm ngoái rằng họ sẽ nới lỏng các quy tắc và tiếp tục mở ngành dịch vụ tài chính của Trung Quốc sớm hơn một năm so với dự kiến.
Giờ đây, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại nổ ra giữa Mỹ- Trung kéo dài hơn 18 tháng, và nền kinh tế bị ảnh hưởng sâu sắc do đại dịch Covid-19, Bắc Kinh đã dần dần nới lỏng các quy tắc sở hữu nước ngoài hơn nhiều so với trước kia.
Vào tháng 11/2018, UBS là ngân hàng nước ngoài đầu tiên giành được sự chấp thuận từ chính phủ Trung Quốc theo các quy tắc để kiểm soát liên doanh chứng khoán, trong khi Goldman Sachs và Morgan Stanley của Mỹ đã được bật đèn xanh vào hồi tháng 3 năm nay.
Được thành lập vào năm 2008 và có trụ sở tại Bắc Kinh, CSFS cung cấp một loạt các dịch vụ thị trường vốn cho khách hàng ở thị trường nội địa Trung Quốc, bao gồm tài trợ và bảo lãnh phát hành cổ phiếu A, cổ phiếu đầu tư nước ngoài và trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính.
Kể từ tháng 10/2016, công ty cũng đã điều hành một doanh nghiệp môi giới chứng khoán tại Thâm Quyến và tiếp tục mở rộng khả năng giao dịch tại đây.
Credit Suisse bắt đầu mối quan hệ ngân hàng đại lý với Ngân hàng Trung Quốc vào những năm 1950. Trong những năm qua, Credit Suisse đã xây dựng một doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân, cổ phiếu, và ngân hàng đầu tư và thị trường vốn.
Credit Suisse cũng có một liên doanh quản lý tài sản – ICBC Credit Suisse Asset Management với tổng tài sản được quản lý gần 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (182 tỷ USD) tính đến cuối tháng 12.
Hương Vũ
Theo SCMP