Lý do đặc biệt khiến Nga và Ả Rập Xê Út sẵn sàng để giá dầu lao dốc

Việc Nga từ chối hợp tác với OPEC là một mũi tên trúng hai đích: khiến nền công nghiệp khai thác dầu của Mỹ lao đao và làm giảm vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ thế giới.

Giá dầu bắt đầu giảm khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thứ 2 trên thế giới thực hiện bế quan tỏa cảng. Nhưng ngay cả khi Trung Quốc rục rịch hoạt động trở lại, giá dầu vẫn cứ tiếp tục lao dốc không phanh. Lý do là gì?

Mỹ là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu. Dầu Mỹ xuất đi là dầu đá phiến (dầu nhẹ). Để ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có thể hòa vốn thì giá dầu thế giới phải ở mức 50 USD một thùng. Lí do bởi khai thác dầu đá phiến rất đắt đỏ, ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ nợ ngập đầu ngập cổ. Thị trường Mỹ không tiêu thụ dầu đá phiến, vì các nhà máy dầu Mỹ ra đời trước thời kì dầu đá phiến.

OPEC trước nay đều dùng chiến thuật neo giá dầu. Nghĩa là, khi cầu giảm thì OPEC giảm sản lượng để giữ giá dầu. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, OPEC lại dùng chiến thuật trên và đề nghị “đồng minh” là Nga ủng hộ.

Nga là nước xuất khẩu dầu thứ 2 trên thế giới. Nhưng Nga nhìn thế giới theo cách khác. Việc Nga từ chối hợp tác với OPEC là một mũi tên trúng hai đích: khiến nền công nghiệp khai thác dầu của Mỹ lao đao và làm giảm vai trò của OPEC đối với thị trường dầu mỏ thế giới. Nên Nga vẫn giữ nguyên sản lượng.

OPEC mà chủ yếu là Ả rập xê út là nước khai thác dầu với giá rẻ nhất thế giới lập tức thay đổi chiến lược. Từ chỗ neo giá chuyển sang giữ thị trường trước nguy cơ rơi vào tay Nga. Đây là nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc.

Tuy nhiên căn cứ vào đâu để Ả rập xê út và Nga sẵn sàng để giá dầu lao dốc?

Ít người trong chúng ta biết rằng, cái lí do khiến Ả rập xê út chấp nhận lời thách đấu của Nga và tăng sản lượng khai thác để giữ thị trường. Đó là bởi Ả rập xê út tuy là nước đứng thứ 3 về sản lượng nhưng lại là nước có chi phi khác thác dầu mỏ thấp nhất thế giới. Chưa đến 4 USD một thùng (~ 159 lít). Tức 2,5 cent/lít dầu. Giá này thậm chí còn rẻ hơn nước giếng khoan ở Việt Nam

Nga không không có lợi thế đó, chi phí khai thác dầu của Nga những 30 USD một thùng. Giá thành sản xuất cao gần gấp 8 lần không phải là điều khiến Nga phụ thuộc vào OPEC. Bởi Nga đã có sự chuẩn bị từ trước. Chính quyền Putin ý thức được sự phụ thuộc của kinh tế Nga vào dầu mỏ. 15% GDP của Nga đến từ xuất khẩu dầu mỏ (chưa tính khí và các sản phẩm khác). Nước Nga dưới thời Eltsine đã từng nếm mùi đau khổ khi giá dầu xuống mức 18 USD/thùng: nhà nước không thể trả lương cho những người trong biên chế.

Để bảo vệ nền kinh tế Nga trước biến động của giá dầu, chính quyền Putin đã “bỏ ống nuôi heo” theo quy tắc sau: “khi giá dầu thế giới vượt mức 40 USD/thùng thì số chênh lệch giữa giá bán dầu và mức 40 USD/thùng sẽ phải đem đút lợn”. Số tiền chênh lệch này được Nga đem đi gửi khắp thế giới, dưới dạng đô Mỹ, euro hoặc bảng Anh. Nga sẽ chỉ đập lợn nếu giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng. Nga là nước xuất khẩu dầu đầu tiên trên thế giới nghĩ ra chiêu này. Ả rập xê út và Na uy sau đó cũng làm theo.

Tính đến thời điểm Nga từ chối vào đề nghị giảm sản lượng của OPEC hồi đầu tháng 3 năm nay, thì “con lợn đất” đặc biệt này của Nga có giá trị 150 tỉ USD. Đủ để Nga cầm cự với việc sụt giảm ngân sách trong vòng 6 đến 10 năm nếu giá dầu neo ở mức từ 25 đến 30 đô/thùng.

Cũng tính đến thời điểm này, ngân sách của Nga năm 2020 đã được Douma phê duyệt, đã bao gồm các chi phí cho việc cải tổ kinh tế – an sinh xã hội. Tuy nhiên việc đồng rúp mất giá và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ khiến tình hình thêm phức tạp nên mức ngân sách được thiết lập với giá dầu ở mức 42 USD/thùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?