Thị trường vắc-xin trên toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong hai thập kỷ qua và hiện có trị giá hơn 35 tỷ USD.
AB Bernstein, một công ty quản lý tài sản toàn cầu có trụ sở tại Phố Wall cho biết, thị trường vắc-xin trên toàn cầu hiện có trị giá hơn 35 tỷ USD. Và nhà sản xuất thuốc Anh GlaxoSmithKline, công ty dược phẩm Sanofi của Pháp và hai công ty có trụ sở tại Mỹ là Merck và Pfizer là 4 cái tên tiêu biểu trong ngành công nghiệp vắc-xin, chiếm khoảng 85% thị trường.
Một nhân viên y tế đang chuẩn bị vắc-xin cúm cho các học sinh tại một trường trung học ở Tây An, Trung Quốc.
Mỗi một đồng USD đầu tư vào dịch vụ tiêm chủng trên 94 nước có thu nhập thấp nhất thế giới thì lợi nhuận ròng thu được sẽ là 44 USD. Do sự phức tạp của chuỗi sản xuất và cung ứng nên thị trường vắc-xin độc quyền này đã được xây dựng thông qua sự hợp nhất thị trường của những công ty sản xuất vắc-xin hàng đầu trên thế giới.
Các công ty này đã nhảy vào cuộc đua chống lại loại virus chết người corona, họ làm việc trên các chương trình vắc-xin hoặc thuốc. Các nhà đầu tư cũng đổ xô vào một số công nghệ sinh học trong bối cảnh thị trường biến động với hy vọng rằng các sáng kiến phát triển điều trị và phòng ngừa virus corona sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
Sanofi đang hợp tác với chính phủ Mỹ để phát triển một loại vắc-xin chống lại virus corona. Công ty này hy vọng tác dụng tích cực của vắc-xin chống dịch SARS năm 2003 có thể đẩy nhanh quá trình phát triển loại vắc-xin mới.
Còn GlaxoSmithKline cho biết, trong tháng này, họ đang hợp tác với Liên minh đổi mới chuẩn bị phòng chống dịch bệnh CEPI để thực hiện kế hoạch nghiên cứu vắc-xin.
Mặc dù gần đây những tiến bộ trong y học rất phát triển nhưng việc tìm ra một loại vắc-xin hữu hiệu để đối phó với virus corona không thể thành công ngay được
Theo các chuyên gia đầu ngành trên thế giới, mặc dù gần đây những tiến bộ trong y học rất phát triển nhưng việc tìm ra một loại vắc-xin hữu hiệu để đối phó với virus corona không thể thành công ngay được. Công chúng không nên kỳ vọng quá nhiều về một loại vắc-xin chống corona sẽ được tung ra thị trường cho đến đầu năm sau.
Nhà phân tích Bernstein cho biết, cả Sanofi và GlaxoSmithKline đều có danh mục các loại vắc-xin ổn định, bao gồm cả bệnh zona, cúm, ho gà và vắc-xin bại liệt. Điều này vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh thu cho các công ty.
Vắc-xin phòng bệnh chính là một loại tài sản vô giá tồn tại rất lâu và mang đến nhiều lợi nhuận cho các công ty trong ngành vắc-xin.
Công ty kinh doanh vắc-xin Bernstein đã có doanh thu 8,4 tỷ USD trong năm 2019. Phân khúc này đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 9% kể từ năm 2010, theo Bernstein.
Vắc-xin HPV Gardasil 9 của Bernstein – một loại vắc-xin được sử dụng trong công tác phòng chống một số chủng của virus gây u nhú ở người, cụ thể là các loại HPV 6, 11, 16 và 18 sẽ là loại vắc-xin bán chạy nhất mọi thời đại. Gardasil 9 chắc chắn sẽ chiếm lĩnh thị trường HPV trên thế giới.
Theo nhà phân tích Kapadia, vắc-xin là một tài sản tồn tại lâu dài, mang tính độc quyền, giá cả luôn ở mức ổn định hoặc tăng trưởng, không có nhiều sự cạnh tranh trên thị trường và không có bằng sáng chế.
Trong thời đại hiện nay, các công ty vắc-xin có thể nhìn thấy những thời kỳ tăng trưởng cao trong nghành và việc đổi mới thực sự là điều cần thiết để trở thành người chiến thắng lâu dài trong một thị trường đòi hỏi vốn lớn và phải đối mặt với các lựa chọn thay thế rẻ hơn từ các thị trường mới nổi.
Quay trở lại với tình hình hiện nay, mới đây vào chiều 22/2, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã họp báo công bố tình hình khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Tại cuộc họp báo, các nhà khoa học cho biết, vắc-xin thử nghiệm của nhóm nghiên cứu thứ nhất của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh ra kháng thể.
Thành công đạt được bước đầu của dự án nghiên cứu này đã mở ra hi vọng vào việc điều chế thành công vắc-xin phòng chống virus corona, dập tắt dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân Trung Quốc nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Thùy Dung
Theo CNBC