IMF tài trợ 50 tỷ USD giúp nền kinh tế thế giới ứng phó dịch Covid-19

Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuyên bố sẽ cung cấp quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 50 tỷ USD cho các nước có thu nhập thấp và các thị trường mới nổi để chống lại tác động của sự bùng phát virus corona.

IMF tài trợ 50 tỷ USD giúp nền kinh tế thế giới ứng phó trước cơn bão corona

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, cho biết, sự bùng phát của virus corona là một vấn đề toàn cầu và nó cần có sự trợ giúp trên khắp thế giới.

Bà Kristalina Georgieva tuyên bố rằng: “Hầu hết số tiền hỗ trợ sẽ được miễn lãi và các quốc gia không cần phải có chương trình từ trước với IMF mới được tham gia vào gói cứu trợ này.”

Theo bà Kristalina Georgieva: “Ngay bây giờ, những gì chúng tôi hiện đang làm là xem xét nhu cầu tài chính của các quốc gia và hợp tác với các quốc gia này để đảm bảo họ nhận được đầy đủ thông tin về gói cứu trợ này và chúng tôi có thể giúp đỡ họ ngay lập tức. Chúng tôi đang bước vào giai đoạn đầu trong chương trình cứu trợ nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng chúng tôi sẽ hành động rất nhanh khi có yêu cầu”.

Bà Kristalina Georgieva tuyên bố rằng: “Hầu hết số tiền hỗ trợ sẽ được miễn lãi và các quốc gia không cần phải có chương trình từ trước với IMF mới được tham gia vào gói cứu trợ này.”

IMF dự kiến, nguồn cung hàng hóa toàn cầu sẽ bị gián đoạn và nhu cầu về hàng hóa sẽ giảm. Họ còn dự đoán rằng, những tác động này sẽ lan rộng ra các quốc gia trên thế giới và tăng trưởng toàn cầu năm nay sẽ giảm xuống dưới mức năm ngoái.

Hiện đã có hơn 90.000 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona trên toàn thế giới và dịch bệnh đã lan rộng ra 6 lục địa. Dịch bệnh đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành du lịch tại các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung Quốc và Ý.

IMF muốn thấy số tiền mà họ tài trợ được sử dụng trước tiên để củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe và sau đó cho các chương trình kích thích tài khóa với những mục tiêu rõ ràng và nâng cao tính thanh khoản.

Tổ chức này cũng đang làm việc với Ngân hàng Thế giới để giúp các quốc gia được hỗ trợ về một số thiết bị y tế như mặt nạ y tế và thiết bị hô hấp để chống lại virus corona.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới cũng đã công bố một chương trình cứu trợ trị giá 12 tỷ USD để giúp các quốc gia nghèo đối phó với các hậu quả về sức khỏe và kinh tế mà dịch bệnh gây ra.

Tổ chức này cho rằng, các quốc gia trên thế giới cũng nên xem xét việc tạo ra các biện pháp giúp đỡ nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chẳng hạn như cung cấp hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và những chương trình để trả lương cho những người lao động đang bị nghỉ việc.

Trước đó, Hội đồng điều hành thiết lập lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tổ chức một cuộc họp hội nghị qua điện thoại tối tuần trước để đánh giá tác động của sự bùng phát virus corona nhưng các động thái trong chính sách không nằm trong chương trình nghị sự.

Cuộc họp trên được tổ chức sau khi có sự cắt giảm lãi suất bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED.

Cuộc họp đã thảo luận về các vấn đề hoạt động – kinh doanh và không có tranh luận về việc liệu ECB có nên ban hành các biện pháp chính sách giống như FED hay không.

Cuộc họp dự kiến tiếp theo của ngân hàng sẽ diễn ra vào 12/3 sắp tới.

Các nguồn tin cho biết, cuộc họp sẽ tập trung thảo luận những phương pháp mà hệ thống tài chính sử dụng để đối phó với dịch bệnh và cách mà 19 ngân hàng Trung ương của khu vực đồng Euro sẽ hợp tác trong trường hợp diễn biến trở nên căng thẳng.

Thùy Dung (Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?