BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 07/09

THỊ TRƯỜNG VÀNG

TIN TỨC CƠ BẢN

Thứ 6 tuần trước giá vàng ít biến động trước thời điểm công bố số liệu việc làm của Hoa Kỳ tháng 8. Khi số liệu được công bố giá vàng đã giảm mạnh. Số liệu cho thấy số liệu việc làm phi nông nghiệp tăng lên 1,371 triệu người sau đợt điều chỉnh theo mùa tháng 8, đây là tháng tăng thứ tư liên tiếp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ ghi nhận 8,4% trong tháng 8, tháng giảm thứ tư liên tiếp và lần đầu tiên kể từ tháng Ba giảm xuống một con số.

Đây là một tin tức hoàn toàn tốt cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Điều này đã tạo áp lực giảm cho giá vàng và hỗ trợ đồng đô la Mỹ.

Trước đó trong cuộc họp Jackson Hole vào cuối tuần trước Fed đã đưa ra quan điểm trọng tâm là hỗ trợ thị trường việc làm. FED cho biết họ ưu tiên thị trường việc làm hơn chỉ số lạm phát, vì vậy số liệu việc làm tuần trước hết sức quan trọng, nếu dữ liệu xấu đi thì Fed sẽ tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường. Nhưng khi dữ liệu lần này tiếp tục tốt lên, điều đó cho thấy khả năng Fed bơm thêm tiền đã suy yếu và qua đó hỗ trợ mạnh cho đồng USD và tạo áp lực cho giá vàng.

Ngoài ra, các dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ như CPI, PMI và đơn trợ cấp thất nghiệp cũng đang cho thấy dấu hiệu nền kinh tế Hoa Kỳ đang hồi phục.

Dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm cho thấy tính đến ngày 29 tháng 8, số lượng đơn xin thất nghiệp ban đầu ở Mỹ là 881.000, thấp hơn giá trị trước đó là 1,06 triệu. Đây là tuần giảm thứ năm liên tiếp kể từ tháng Tư.

chỉ số phi sản xuất ISM được công bố vào thứ Năm có kết quả là 56,9, thấp hơn giá trị trước đó là 58,1. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn nằm trong phạm vi mở rộng, tương tự như tình hình của ngành sản xuất Mỹ trong tháng đó.

Viện Quản lý Cung ứng (ISM) hôm thứ Ba công bố chỉ số sản xuất ISM của Mỹ trong tháng 8 là 56, cao hơn mức 54,2 của tháng 7. Đây là thành tựu cao nhất kể từ tháng 1 năm 2019 và nó đánh dấu ba tháng tăng trưởng liên tiếp.

Hội đồng Vàng Thế giới cho biết trong một báo cáo hôm thứ Năm rằng dữ liệu dự trữ mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy các Ngân hàng Trung ương đã mua tổng cộng 8,2 tấn vàng trong tháng 7, đây là mức mua ròng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2018

Các sự kiện kinh tế, chính trị khác chúng ta cũng cần chú ý như :

– Căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Ấn độ xung quanh khu vực biên giới vẫn đang tiếp tục nóng lên và chưa tìm được hướng giải quyết tranh chấp giữa 2 bên.

– Quan hệ Trung-Mỹ vẫn không được cải thiện. Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty vào thứ Năm, cáo buộc họ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bán các sản phẩm hóa dầu của Iran.

– Cuộc bầu cử Mỹ sắp tới cũng sẽ được giới đầu tư theo dõi. Đây cũng là yếu tố tác động mạnh tới giá vàng trong thời gian tới.

– Thị trường chứng khoán giảm mạnh vào tuần trước sẽ khiến các nhà giao dịch bán các tài sản khác như vàng để bù đắp cho khoản lỗ của họ.

– Một tuần nữa đã trôi qua và chính phủ Mỹ vẫn chưa đạt được một thỏa thuận về tài khóa. Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, nhưng không có giải pháp nào trong tương lai gần.

Nhìn chung , BTgroup đánh giá thị trường vàng trong tuần này sẽ thiên về xu hướng giảm điểm. Trong ngắn hạn thị trường vàng sẽ phản ứng với các số liệu kinh tế tích cực từ Hoa Kỳ.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Nhìn tổng thể xu hướng của tuần trước áp lực giảm vẫn chiếm ưu thế.

Ngày thứ 6 sau khi giảm mạnh về vùng hỗ trợ 1915 giá đã qua trở lại, hiện tại trên H1 giá đang hình thành mô hình nêm giảm.

Chúng ta có thể tiếp tục bán xuống quanh khu vực 1943 – 1946
SL 1952
TP 1925 – 1915

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

 

THỊ TRƯỜNG DẦU

TIN TỨC CƠ BẢN

Thứ 6 tuần trước, giá dầu WTI đã rớt xuống mốc 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 7/2020, góp phần nới rộng đà lao dốc trong tuần qua khi lo ngại về triển vọng nhu cầu, đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán, và sức mạnh của đồng USD đã khiến giá dầu lùi bước.

Nhu cầu dầu tiếp tục là mối quan tâm chính. Nhu cầu nhiên liệu nhẹ vào cuối mùa hè khiến các nhà đầu tư thận trọng về giá dầu thô.

Saudi Aramco đã hạ giá tất cả các loại dầu thô cho khách hàng châu Á và Hoa Kỳ trong tháng Mười. Việc giảm giá dầu thô của Ả Rập Xê Út cho thấy nhu cầu phục hồi là khó khăn.

Ngoài ra, sự phục hồi của đồng USD cũng kìm hãm đà tăng của dầu. Đồng USD mạnh hơn có thể gây sức ép lên giá các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh, làm chúng trở nên đắt đỏ hơn đối với người sử dụng những đồng tiền khác.

Ngày hôm nay giá dầu WTI có thể sẽ hồi phục về vùng 40.7 sau đó tiếp tục giảm xuống vùng hỗ trợ 38.5.

 

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

 

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Vào đầu tuần trước Fed thực hiện mục tiêu lạm phát mới cho phép chính sách tiền tệ dễ dàng tiếp tục trong một thời gian dài hơn để kìm hãm đà tăng của USD và chỉ số USD đạt mức tối thiểu 91,75. Nhưng vào thứ Ba, tình hình thị trường bắt đầu đảo ngược, dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến đã thúc đẩy đồng USD, chỉ số USD bắt đầu phục hồi và leo lên 93.15. Vào thứ sáu, chỉ số USD giảm và cuối cùng đóng cửa ở mức 92,81.

Theo dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu cho biết, Mỹ có thêm 1,4 triệu việc làm trong tháng 8; tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm mạnh ở tháng thứ tư liên tiếp, từ mức 10,2% xuống 8,4%.

Trước dữ liệu này, Fed sẽ sửa đổi các dự báo kinh tế của mình tại cuộc họp vào ngày 15-16 tháng 9 và báo cáo việc làm tháng 8 này sẽ buộc các quan điểm của họ về thị trường việc làm phải được sửa đổi đáng kể.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự sụt giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 cho thấy khả năng tự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường việc làm của nước này. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế tiếp theo.

Tin tức về tốt về dữ liệu kinh tế Mỹ tuần trước có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng tăng cho đồng đô la trong tuần này.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX

 

EUR

Tuần qua, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu lo lắng về sự tăng giá của đồng euro và cảnh báo rằng việc tăng giá thêm sẽ gây áp lực lên xuất khẩu và làm giảm giá và có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng euro, bởi tỷ giá hối đoái tăng giá luôn đáng lo ngại khi nhu cầu yếu.

Vào tuần này, điểm sáng chính là quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào thứ Năm. Thị trường dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể hạ mục tiêu lạm phát xuống, đồng nghĩa với việc đồng euro có thể chịu áp lực trong ngắn hạn.

ngoài ra, kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ USD của EU dường như đã gặp phải trở ngại và Hungary không muốn thông qua kế hoạch này. Điều này phủ bóng đen lên đồng euro.

Cuối cùng là đồng đô la đang phục hồi có thể sẽ tác động tiêu cực tới đồng EUR. Thị trường dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể hạ kỳ vọng lạm phát vào thứ 5 tuần này, điều này có thể gây áp lực lên đồng euro.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền EUR/XXX

 

GBP

Các quan chức Anh cho rằng, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận tăng mạnh do bế tắc hiện tại trong các cuộc đàm phán nâng khả năng Anh có thể rời EU mà không có thỏa thuận thương mại vào cuối năm. Hiện tại, mấu chốt của cuộc đàm phán giữa hai bên nằm ở chính sách hỗ trợ ngành và thủy sản.

Nếu không có một thỏa thuận, Vương quốc Anh sẽ giao dịch với EU theo các quy định của WTO từ năm sau trở đi, đây sẽ là một đòn cay đắng cho cả hai bên mà trên hết là đối với nền kinh tế Anh, vì EU cho đến nay vẫn là đối tác thương mại lớn nhất.

Ngoài ra, chỉ số PMI xây dựng của Vương quốc Anh được phát hành vào tháng 8, bất ngờ giảm từ 58,1 xuống 54,6. Do đó, các nhà đầu tư GBP đã trở nên lo lắng về sự phục hồi kinh tế của Anh trong những tháng tới.

Về chính sách tiền tệ, cũng cần thận trọng đối với đồng bảng Anh sau khi các thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh, bao gồm cả Thống đốc Andrew Bailey cho rằng có thể sử dụng tới lãi suất âm.

Ngoài ra, đồng đô la phục hồi cũng tạo áp lực cho đồng bảng Anh.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền GBP/XXX

 

AUD

Thứ 6 đồng đô la Úc chịu thiệt hại khi số liệu doanh số bán lẻ tháng 7 suy yếu. Trong khi đó, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang kìm hãm một phần lợi nhuận của đồng AUD.

Trước đó tỷ lệ GDP quý II của Úc đã giảm đáng kể 7%. Trong tương lai gần, Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ duy trì chính sách nới lỏng và những tín hiệu nới lỏng hơn nữa có thể gây áp lực lên đồng đô la Úc.

Đồng Đô la Úc sẽ vẫn nhạy cảm với diễn biến thương mại Mỹ – Trung vào tuần này, vì vậy nếu tình hình Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi thì đồng AUD tiếp tục chịu áp lực.

 

NZD

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New Zealand tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị một gói các công cụ chính sách tiền tệ bổ sung và hứa sẽ thông báo rõ ràng về các công cụ chính sách và thời điểm sử dụng chúng trong tương lai.

Ngoài ra thương mại Mỹ – Trung cũng đang tác động xấu tới các đồng tiền hàng hóa như NZD.

 

CAD

Trong phần lớn thời gian của tuần trước, đồng Đô la Canada có tương quan với chuyển động của Đô la Mỹ. Khi Đô la Mỹ phục hồi từ mức tồi tệ nhất trong việc chốt lời, Đô la Canada cũng tăng theo.

Báo cáo cán cân thương mại của Canada tuần trước tốt hơn một chút so với dự báo, tiếp tục thúc đẩy sự hỗ trợ của Đô la Canada.

Tuy nhiên trong báo cáo việc làm ngày thứ 6 số liệu của Canada không được tốt như Mỹ. Nền kinh tế tạo ra 245,8 nghìn việc làm, thấp hơn so với dự báo là 262,5 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 10,2%, giảm so với 10,9% trước đó và dự báo ở mức 10,1%. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến nhưng nó cũng cho thấy con số giảm mạnh hơn so với tháng 7. Và sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến đồng đô la Canada được củng cố. Vì vậy đồng đô la Canada không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

JPY

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nhiều khả năng sẽ trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản. Ông ủng hộ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo.  Ông “đánh giá cao” kế hoạch nới lỏng định lượng quy mô lớn của Kuroda kể từ khi ông trở thành thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, và nói rằng ông “hy vọng rằng khung chính sách hiện tại có thể tiếp tục ”.

Yoshihide Suga nói rằng trọng tâm chính sách hiện tại sẽ là mở rộng chương trình trợ cấp bảo vệ việc làm, đồng thời cũng cho biết sẽ đánh giá cẩn thận sự cần thiết của các kế hoạch kích thích bổ sung.

Vì vậy với JPY sẽ vẫn thiên về xu hướng giảm.

 

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?