Mối quan hệ ngoại giao ngày càng “sờn” đi giữa Canberra và Bắc Kinh đã dẫn đến việc để cập về những âm mưu, rằng Trung Quốc đang thao túng thị trường nước tại Úc.
Khi mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh xấu đi, sự mất lòng tin về Trung Quốc và những lo ngại về hạn hán và thiếu nước đã thúc đẩy những ý kiến rằng Trung Quốc đang mua các nguồn nước của Úc với mục đích xấu.
Nước lần đầu tiên trở thành hàng hóa có thể giao dịch ở một số vùng của Úc vào những năm 1980, nhưng qua nhiều năm, thị trường đã phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá 3 tỷ đô la Úc (2,08 tỷ đô la Mỹ) mỗi năm – lớn nhất trên thế giới.
Ở Úc, lục địa khô cằn nhất thế giới, nông dân địa chủ được trao quyền nước có thể giao dịch trên thị trường nước, trong khi bất kỳ ai – kể cả các thực thể nước ngoài – đều có thể đầu tư vào các quyền lợi này. Mặc dù chính phủ có cơ quan đăng ký quyền sở hữu nước ngoài đối với các quyền đó, chi tiết về các khoản đầu tư không được công khai và các báo cáo cho thấy các nhà đầu tư này có thể không luôn luôn minh bạch.
Tháng trước, một báo cáo đăng ký sở hữu nước ngoài về quyền lợi nước được cập nhật cho thấy Trung Quốc là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của các quyền lợi nước tại Úc.
Tính đến tháng 6 năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sở hữu 756 gigalit, tương đương 1,9% lượng nước có sẵn để bán trên thị trường. Trong khi Mỹ, cổ đông lớn thứ hai, sở hữu 713 gigalitres, tương đương 1,85%. Nước tại Úc hiện đang có 10,5% thuộc sở hữu nước ngoài, tăng từ 10,4% vào tháng 6 năm 2018.
Năm ngoái là năm đất nước này nóng nhất và khô nhất trong lịch sử. Chi phí nước nói chung có thể dao động trong khoảng 1.000 đô la Úc mỗi triệu lít trong thời gian hạn hán và chỉ 20 đô la Úc mỗi triệu lít sau những trận mưa lớn. Giá nước thay đổi tùy theo từng tiểu bang – tính đến tháng 5, Tây Úc đã trả ít nhất, với hóa đơn hàng quý là 233 đô la Úc, trong khi người Tasmania bị tính phí nhiều nhất là 365 đô la Úc.
Báo cáo chi tiết đã gây ra một loạt các bình luận của phương tiện truyền thông chỉ trích Trung Quốc, với một trong những tờ báo lớn nhất của Úc về đề cập đến báo cáo trong một bài báo có tiêu đề là “Hình phạt tra tấn bằng nước của Trung Quốc”.
Hơn một chục tờ báo khác trên khắp đất nước đã đăng tải câu chuyện, và nó đã khởi động một vòng âm mưu trực tuyến mới liên quan đến Trung Quốc và an ninh của nước Úc. Người dẫn chương trình buổi sáng trên đài phát thanh nổi tiếng nước Úc đã nói với các thính giả của mình rằng Trung Quốc đã “thò cả hai tay vào nguồn nước của chúng ta” và rằng “nông dân của chúng ta đang bị cướp đi” thứ cốt yếu nhất.
Grafton cho biết sự tập trung vào quyền sở hữu của Trung Quốc là một phận trong một loạt các vấn đề quan trọng hơn, chẳng hạn như việc khai thác quá mức nước và thiếu minh bạch về quyền sở hữu.
“Quan trọng hơn là biết ai sở hữu nước, chúng ta cần biết chính xác lượng nước đó là bao nhiêu và ở đâu và nó đang được sử dụng cho mục đích gì”, ông nói.
“Về quy mô của thị trường nước, tính chất cạnh tranh của thị trường và số lượng giao dịch, Úc thực sự nổi bật, vì vậy điều chúng ta thực sự cần là thông tin minh bạch trong thời gian lưu trữ của nước. Điều này sẽ cho phép chúng ta quản lý nước một cách hiệu quả”. Ông miêu tả thêm.
Theo thống kê, lượng nước có sẵn trong các hệ thống sông chính tại Úc đã giảm dần và chi phí nước tăng đều đặn kể từ khi nước trở thành hàng hóa có thể giao dịch, nhưng tháng 7 năm ngoái, chi phí nước ở lưu vực sông Murray-Darling đã đạt mức cao kỷ lục 550 đô la Úc / megalit, tăng gần 140% từ 230 đô la Úc một năm trước.
Đang có những khiếu nại rằng các công ty, cả trong và ngoài nước, đang tăng chi phí nước và thao túng thị trường và được Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) điều tra.
Giáo sư Grafton từ Đại học Quốc gia Úc cho biết việc công bố báo cáo của ACCC vào cuối năm nay sẽ mang lại sự rõ ràng về những lo ngại về thao túng thị trường và hy vọng sẽ phơi bày âm mưu của Trung Quốc ra ánh sáng.
“Nếu bạn nhìn vào thị trường tổng thể, họ sẽ tăng và giảm giá dựa trên lượng nước có sẵn, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể đầu cơ hoặc thao túng thị trường ở những địa điểm cụ thể vào những thời điểm cụ thể của từng cá nhân cụ thể”, ông nói.
“Nếu chúng tôi có sự minh bạch đầy đủ trên mọi công ty và cá nhân, chúng tôi sẽ biết họ đang trích xuất bao nhiêu, họ đang lưu trữ bao nhiêu và họ đang sử dụng nó để làm gì, và hiện tại, dĩ nhiên mọi người không tạo ra bất cứ câu chuyện nào vô cớ cả”, ông nói thêm.
Thùy Dung
Theo Scmp