Những rắc rối của Trung Quốc trong năm 2020 này là một lời cảnh báo tới Donald Trump rằng “hãy cẩn thận với những điều mà ông mong muốn.”
Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence lắng nghe trong cuộc họp ngắn về virus corona.
Tổng thống Mỹ – Donald Trump, tất nhiên, đã cố gắng lèo lái Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất Châu Á ra khỏi con đường dần thống trị thế giới. Với sự hỗ trợ khá lớn từ đại dịch corona, Trump có thể tuyên bố rằng ông hoàn thành được nhiệm vụ to lớn này. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài hai năm của ông đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch kinh tế Trung Quốc và đại dịch corona đã làm nốt phần còn lại.
Giờ đây, Fitch Ratings – một trong ba ông lớn xếp hạng tín dụng trên thế giới đã ước tình rằng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 4% trong quý hiện tại. Các nhà phân tích của Fitch cho biết, cú đánh của virus corona vào hoạt động kinh tế của Trung Quốc là đặc biệt gay gắt. Đây có lẽ là sự sụt giảm GDP lớn nhất của Trung Quốc kể từ thời Cách mạng văn hóa, và nó có thể thậm chí còn có khả năng sụt giảm mạnh hơn nữa.
Sự sụt giảm 13,5% sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm đã cho thấy sự biến động lớn. Tiếp đó là sự sụt giảm 24,5% trong việc đầu tư tài sản và 21% doanh số bán lẻ trong cùng kỳ. Và điều đó gây ra nhiều rắc rối cho nền kinh tế Trung Quốc hơn là tổng thống Trump đã dự đoán.
Giờ đây, tổng thống Trump đang hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ được mở cửa lại vào thời điểm trước lễ Phục sinh ngày 12 tháng 4. Nền kinh tế Nhật Bản thì đang lao đao tại thời điểm này, sau khi GDP giảm xuống 7,1% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Còn Châu Âu đang phải đi khập khiễng khi ngành du lịch toàn cầu hoản toàn biến mất trong thời gian này.
Và những mơ tưởng huyễn hoặc về sự phục hồi hình nền kinh tế theo chiều hướng hình chữ V của Trung Quốc (nghĩa là kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi với tốc độ nhanh như khi lao dốc) đang nhường chỗ cho những hy vọng rằng Trung Quốc có thể sẽ chậm phát triển nhiều trong năm nay.
Việc dự đoán về những tác động của virus corona đối với Trung Quốc không nằm trong tính toán của tổng thống Trump, nhưng những điểm quan trọng ở đây là sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 đã mang dấu vân tay của ông chủ Nhà trắng. Thuế quan của Mỹ đối với hàng trăm tỷ hàng hóa Trung Quốc được bắt đầu vào đầu năm 2018 đã khiến GDP của Trung Quốc chỉ tăng được 6,1% vào năm 2019, đây là mức tăng trưởng yếu nhất trong gần 3 thập kỷ qua của nước này.
Mặc dù đứng trước những áp lực thuế quan mà Mỹ đã gây ra, Trung Quốc vẫn không hề thay đổi cơ chế của mô hình kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn giữ nguyên các chính sách có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến về COVID-19 tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 3 năm 2020
Tất cả những gì Tổng thống Trump nhận được từ Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ là một thỏa thuận kinh tế mơ hồ trong giai đoạn một – một thỏa thuận mà Bắc Kinh cam kết sẽ thúc đẩy một số giao dịch mua hàng hóa của Mỹ. Hiệp ước yếu đuối đó về cơ bản hiện nay được thực hiện là do sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc bởi đại dịch corona, và hy vọng vào một thỏa thuận giai đoạn hai sẽ mang tính ràng buộc hơn.
Đáng lẽ những thỏa thuận thương mại này sẽ làm xoa dịu mối quan hệ giữa tổng thống Trump và chủ tịch Tập, nhưng giờ đây mối căng thẳng giữa 2 bên đang ngày một leo thang. Các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc sẽ không thể nào quên được dòng chữ “China virus” (virut Trung Quốc) mà ông Trump đã đặt tên cho virus corona trong một bài viết trên trang cá nhân của mình.
Mỹ có lẽ đáng bị chỉ trích đáng kể vì phản ứng mờ nhạt và chậm chạp trước đại dịch corona. Nhưng đây không phải là thời điểm thích hợp để chỉ trích và tố cáo bất kỳ ai. Điều tốt nhất bây giờ là Trung Quốc và Mỹ cùng hợp tác để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, xác định bản chất thực sự của mầm bệnh này và tìm ra vắc-xin để cứu lấy thế giới.
Tuy nhiên, những động thái trong thời gian gần đây của Mỹ đều làm gia tăng sự căng thẳng trên thị trường. Và điều đó sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế của họ.
Ít nhất là tất cả người Mỹ đều đang nhận ra rằng kinh tế của họ đã bắt đầu sụp đổ. Chỉ trong tuần gần đây nhất, kỷ lục 3,3 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nó đã cho ta thấy một cái nhìn sâu sắc nhất về cách thức mà virus corona đang tàn phá nền kinh tế Mỹ.
Sự suy thoái đột ngột của Trung Quốc là cơn ác mộng lớn thứ hai của Trump trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Cơn ác mộng đầu tiên là cuộc khủng hoảng COVID-19 đã phá hủy nền kinh tế Mỹ. Và cơn ác mộng tiếp theo là Trump đã mất đi thị trường Trung Quốc – một thị trường tiêu thị hàng hóa khổng lồ trị giá 14 nghìn tỷ USD của mình.
Trên con đường chiến dịch năm 2016, tổng thống Trump hứa sẽ tạo ra mức tăng trưởng 4% cho quốc gia của mình. Nhưng giờ đây, có lẽ ông sẽ không làm thể điều đó nếu GDP của Trung Quốc giảm nhiều như vậy trong suốt 3 tháng qua. Nếu không thể tiến xa hơn thì hãy tiến về phía trước.
Thùy Dung
Theo Fobers